Nghệ đen thường được trồng ở miền Bắc, có tên gọi khoa học là Curcuma zedoaria, thuộc họ gừng (còn được gọi là nga truật, tam nại hay ngải tím). Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm. Củ nghệ đen chứa rất nhiều tinh dầu. Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, tính cay, mùi hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.
Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua, chữa các vết thâm tím trên da, điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và hệ tiêu hóa, chữa đau đầu, viêm da và nhiễm trùng da. Người ta bào chế nghệ đen và mật ong để làm mỹ phẩm chữa các bệnh viêm da mạn tính và mụn trứng cá. Phụ nữ sau sinh có thể ăn mỗi ngày một muỗng dạng bột sẽ giúp ăn ngon miệng và bồi bổ cơ thể…. Tuy nhiên, loại nghệ này vẫn thường được sử dụng theo dạng sắc, bột hay thuốc viên.
Trong Tây y, chúng được sử dụng trong các đơn thuốc bổ. Mỗi ngày, sử dụng một muỗng cà-phê bột nghệ đen hòa tan trong nước sẽ giúp ăn nhiều và ngon miệng hơn. Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng đối với người không bị viêm loét dạ dày.
Người bệnh có thể dùng nghệ đen để chế biến món ăn, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là dùng làm thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ loại nghệ này:
• Đầy bụng: Nghệ đen và tam lăng, mỗi vị 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc uống chung.
• Hành kinh có máu đông thành cục, đau bụng kinh, rong kinh: Lấy nghệ đen và cao ích mẫu, mỗi thứ 15g sắc uống mỗi ngày một thang.
• Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh: Tán 100g nghệ đen và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.
• Viêm gan vàng da: Nghệ đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.
Hoa –
“Dịch vụ hoàn hảo, hỗ trợ thân thiện và mau chóng.”