Địa điểm 1: Cầu sông Hàn Đà Nẵng

Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố của những cây cầu. Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu đẹp nhất và lâu đời của thành phố – là biểu tượng của thành phố. Nhắc đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến cầu Sông Hàn thơ mộng và dịu êm bắc ngang qua dòng sông Hàn tĩnh lặng. Không đỏ nặng phù sa như sông Hồng, không dịu dàng, hiền hòa như sông Hương, con sông Hàn vừa khỏe khoắn, vừa thơ mộng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày.

Giới thiệu về cầu sông Hàn

Cầu Sông Hàn không chỉ ẩn chứa trong đó vẻ đẹp độc đáo hay sự thú vị của một cây cầu quay duy nhất mà còn nằm ở việc cây cầu được xây dựng bởi chính những đồng tiền chắt chiu của người dân Đà thành. Cầu sông Hàn khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2000 và là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 11,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét.

Lịch quay cầu sông Hàn

Được gọi là cầu quay bởi vì cứ vào khung giờ từ 23h – 0h các ngày thứ 7 và chử nhật thì cầu quay với mục đích phục vụ khách du lịch và phục vụ giao thông đường thủy, khơi thông cho các tàu thuyền qua lại. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ sáng cầu sẽ quay trở lại như cũ. Gần đây, tàu thuyền lớn không còn qua lại nữa nên việc xoay cầu đã ít đi và chủ yếu phục vụ cho công tác bảo dưỡng. Thức khuya ngắm cầu Sông Hàn quay, ngắm thành phố yên bình về đêm, người dân và du khách như tìm lại một chút tĩnh lặng trong tâm hồn. Và thật lạ, phần giữa cầu bắt đầu tách ra làm đôi. Bệ đỡ của trục quay nằm ở phần chính giữa cầu. Dầm cầu cứ vậy quay ngang 90o quanh trục và sau đó nằm dọc theo dòng chảy của sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Một cảnh tượng lạ lùng, độc đáo khiến mọi người chứng kiến đều chăm chú dõi theo. Không ít người vội vã tìm cho mình góc ảnh đẹp nhất để lưu lại kỷ niệm đứng trên chiếc cầu quay duy nhất, chỉ có trên sông Hàn. Phải chăng vì thế mà với nhiều người “chưa xem cầu Sông Hàn quay nghĩa là chưa cảm nhận hết vẻ đẹp của Đà Nẵng”?

Vẻ đẹp cầu sông Hàn

Vào những buổi sáng sớm, sông Hàn dịu dàng như người thiếu nữ. Phố xá xây nồng trong giấc ngủ bỏ lại con sông Hàn thao thức cùng ánh đèn đường mờ ảo. Trong làn sương nắng mỏng, sông dường như không trôi, đứng lặn ngắm nhìn vẻ đẹp yên ả thanh bình của quê hương. Mặt sông phẳng lặng như không muốn làm tỉnh giấc những con tàu đang ngủ yên sau một ngày vất vả, chỉ có những con sóng vỗ nhẹ như đang hát khúc ca êm ái ngợi ca vẻ đẹp của thành phố. Giữa không gian yên ả, sông như một dãi lụa bạc thật đẹp .
Thế nhưng, vào những buổi trưa, khi ông mặt trời đang mỉm cười rải những tia nắng vàng xuống mặt sông trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót, đùa giỡn trên mặt nước. Trong phút chốc, gương mặt sông trở nên hồng hào, lấp lánh thật nên thơ. Sông như một chiếc gương khổng lồ soi bống những con tàu viễn dương to lớn. Đó đây, tiếng còi vào cảng, tiếng còi ra khơi vang lên giữa khung cảnh trưa hè. Thỉnh thoảng chị gió đi qua vuốt ve mặt sông. Sông vui vẻ cười vang, vỗ sóng rì rào vào mạn thuyền, hoà cùng nhịp điệu sôi động của thành phố.

Chiều về, những tia nắng chạy trốn trở về nhà, để lại dòng sông trong bộ áo tím thẳm. Sông Hàn trở nên lặng lẽ hơn. Phải chăng, sông buồn vì phải chia tay người bạn nắng tinh nghịch? Thế nhưng, không để sông buồn lâu, thành phố thắp đèn khoác lên sông chiếc áo thật rực rỡ. Ánh sáng từ các nhà cao tầng, các biển quãng cáo, các cột đèn cao áp soi xuống mặt sông, ánh lên thật lộng lẫy với nhiều mảng sắc màu. Lúc này, nom mặt sông như nàng công chúa diện bộ cánh đẹp đẽ nhất để dự buổi dạ hội. Cứ thế, sông vươn mình khoe sắc, phô hết tất cả vẻ đẹp của mình cho mọi người chiêm ngưỡng. Trên sông, chiếc cầu sông Hàn hiện đại bắc qua với những dây cáp to, sáng lấp lánh như một chiếc vương lớn tô điểm thêm cho vẻ đẹp dòng sông. Lúc này, được đứng bên bờ sông mà tận hưởng nhũng ngọn gió mát rượi thổi vào thật là sảng khoái. Sông trở thành người bạn giúp con người xua đi những căng thẳng, mệt mỏi của một ngày làm việc vất vả.

Quá trình xây dựng cầu

Ông Nguyễn Bá Thanh, khi ấy còn là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng còn yêu cầu lãnh đạo công ty cam kết, bảo đảm phương án phải thật an toàn. Tinh thần sáng tạo, sự tính toán chính xác, cộng ý chí của Công ty cầu 12 đã chiến thắng bão lũ. Phương án dùng kích thông tâm kết hợp dùng thép phi 38 đưa thủ tháp cao 125m lắp ráp đúng vị trí đã tiết kiệm khoảng 10 lần chi phí cho thành phố so với phương án của các chuyên gia Trung Quốc.
Từ khi có cầu Sông Hàn, từ trung tâm thành phố, qua đường Lê Duẩn chỉ mất 5 phút xe máy đã sang đến Bán đảo Sơn Trà, rút ngắn một chặng đường vòng 15 – 16km.
Giờ đây, trên sông Hàn đã có nhiều cây cầu mới bắc qua như: Cầu Rồng, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Thuận Phước… nhưng cầu sông Hàn vẫn là một điểm nhấn và là biểu tượng không thể phai nhòa trong tâm trí người dân Đà Nẵng và du khách bốn phương.

Thời điểm ra đời của cây cầu sông Hàn nổi tiếng

Dòng sông Hàn đã cùng với Đà Nẵng trải qua bao thăng trầm, biến cố để rồi đến một ngày chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu không ai có thể phủ nhận. Đà Nẵng trực thuộc trung ương năm 1997, rồi cây cầu quay khánh thành năm 2000, tiếp đến là việc Đà Nẵng được công nhận là “đô thị loại 1” năm 2003… Có thể nói, con sông Hàn đã trở thành chứng nhân cho sự “thay da đổi thịt”, sự chuyển mình, đổi mới của thành phố quê hương.

Năm 2008, nhân dịp thành phố Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức hội thi pháo hoa quốc tế, cầu đã được các “phù thủy ánh sáng” đến từ công ty Glorious (Singapore) trang trí bằng hệ thống đèn màu hiện đại, có khả năng cảm thụ âm nhạc và thay đổi màu sắc tùy theo tiếng động. Với màn biểu diễn ánh sáng đầy ấn tượng, cầu quay sông Hàn như được khoác lên làn áo mới, hấp dẫn không chỉ người dân địa phương mà còn trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách khi có dịp ghé thăm thành phố, vừa để tìm chút thảnh thơi thư giản giữa làn gió mát từ dòng sông Hàn lấp lánh, vừa đồng cảm với niềm tự hào của người dân Đà nẵng khi khám phá những biến đổi kỳ diệu của công trình dưới sắc độ ánh sáng…Theo đó, ngoài 6 hoạt động văn hóa, lễ hội tổ chức trước đây như: đua thuyền trên sông Hàn, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, vườn tượng Bạch Đằng…, bổ sung thêm 8 hoạt động văn hóa, lễ hội khác như: xây dựng công viên tượng đá bên cạnh khách sạn Novotel, hát hô bài chòi, hội sách Hải Châu… Quay cầu Sông Hàn sớm hơn phục vụ du khách
TP Đà Nẵng có thể sẽ đẩy thời gian quay cầu Sông Hàn sớm hơn để phục vụ du khách thay vì từ 0h đến 1h vào 2 ngày cuối tuần. Nhiều người dân và đại diện các doanh nghiệp du lịch đều đồng tình trước thông tin UBND thành phố Đà Nẵng giao Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND thành phố thay đổi thời gian quay cầu Sông Hàn sớm hơn; đồng thời cho rằng, đây là sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút du khách.

Trước đây, việc quay cầu Sông Hàn nhằm phục vụ giao thông đường thủy cho các tàu, thuyền qua lại. Hằng ngày, vào 1h sáng, nhịp giữa cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Đến 4h sáng, cầu quay trở lại như cũ. Nhưng kể từ ngày 5/3/2010, thời gian quay cầu thay đổi.
Nếu không có tàu qua lại, mở cầu lúc 1h và đóng cầu trước 2h cùng ngày. Nếu có tàu qua lại, mở cầu lúc 1h và hoàn thành đóng cầu lúc 4h cùng ngày. Sau đó, để phục vụ du lịch, giờ quay cầu Sông Hàn được điều chỉnh sớm hơn và hiện tại là từ 0h đến 1h vào 2 ngày cuối tuần, trừ khi có gió quá cấp 7 không bảo đảm an toàn thì không vận hành quay cầu. Hiện UBND thành phố chỉ đạo đẩy thời gian quay cầu Sông Hàn sớm hơn để phục vụ du khách.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng, phấn khởi: “Lâu nay, du khách đến hoặc chưa đến Đà Nẵng đều nghe nói về cây cầu quay Sông Hàn và muốn được tận mắt chứng kiến, nhưng thời điểm quay cầu khá trễ. Sắp tới, giờ quay cầu sớm hơn sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách xem hơn”.
Ông Đoàn Hải Đăng, Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Đà Nẵng, cho hay: “Hầu hết du khách nhắc đến Đà Nẵng đều nhớ ngay cầu Sông Hàn. Ai cũng muốn xem cầu Sông Hàn quay như thế nào. Dù thời gian cầu quay diễn ra trong 1 giờ đồng hồ nhưng đây là sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng. Nếu có thể, vào mùa cao điểm du lịch, cần duy trì quay cầu Sông Hàn hằng đêm, chứ chỉ quay vào 2 đêm cuối tuần như hiện nay thì nhiều du khách đến Đà Nẵng rất tiếc nuối vì không xem được cầu quay”.
Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Cầu Sông Hàn là biểu tượng của thành phố. Trước mắt, Sở đề nghị nên quay cầu Sông Hàn sớm vào 2 ngày cuối tuần. Bài thuyết minh cho từng cây cầu cũng đã được gửi đến các đơn vị lữ hành, các doanh nghiệp, hướng dẫn viên… Điều quan trọng là phải nói làm sao cho hay, hấp dẫn với du khách”.
Nhiều người dân và đại diện các đơn vị làm du lịch đều cho rằng, để việc quay cầu Sông Hàn trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, cần có chiến dịch truyền thông để quảng bá rộng rãi. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng thêm các sản phẩm bổ trợ phong phú dọc hai bên bờ sông Hàn để phục vụ du khách, đồng thời nên quay cầu hằng ngày.
Theo Sở VH-TT&DL, Sở đang hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng các hoạt động văn hóa – lễ hội hai bên bờ sông Hàn để trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9/2015. Theo đó, ngoài 6 hoạt động văn hóa, lễ hội tổ chức trước đây như: đua thuyền trên sông Hàn, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, vườn tượng Bạch Đằng…, bổ sung thêm 8 hoạt động văn hóa, lễ hội khác như: xây dựng công viên tượng đá bên cạnh khách sạn Novotel, hát hô bài chòi, hội sách Hải Châu…

Các hoạt động bên cầu sông Hàn

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đặng Việt Dũng cũng đã chỉ đạo Thành Đoàn Đà Nẵng chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết thường xuyên tổ chức hoạt động nghệ thuật hiện đại như: nhảy hiphop, khiêu vũ…, vừa tạo thêm sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên thành phố, vừa thu hút người dân và du khách đến vui chơi, giải trí ở hai bờ sông Hàn.
Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội không tập trung, dàn trải quá nhiều loại hình biểu diễn trong cùng một thời điểm; chương trình, loại hình nghệ thuật trình diễn phải tạo sức lôi cuốn công chúng, vừa có bản sắc văn hóa truyền thống, vừa độc đáo, khác biệt; đồng thời hướng đến hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa, du lịch và các sự kiện lớn trong năm; kết hợp các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông với du lịch đường sông.

“Nếu có dịp ghé thăm Đà Nẵng, hãy ghé qua cầu sông Hàn về đêm để không hối tiếc chuyến đi”

Cách ghé thăm cầu sông Hàn

Để ghé thăm cầu sông Hàn thì rất dễ, bạn có thể chọn cách đi taxi là cách nhanh nhất để tới được cây cầu này, vì ở đây khá gần nên giá taxi cũng không đắt lắm, túm lại là không quá 100K taxi cho chuyến đi từ sân bay đến cầu sông Hàn. Hiện nay taxi có nhiều hãng, bạn có thể lựa chọn thoải mái.

Ngoài taxi ra, bạn cũng có thể lựa chọn xe ôm, nơi đây có rất nhiều bác xe ôm giá khá rẻ, chỉ tầm phân nữa của Taxi không hơn không kém, nếu bạn chọn phương tiện này thì chỉ nên chọn vào các ngày nắng của Đà Nẵng, nếu không thì bạn sẽ ngắm sông Hàn với tư thế run run do mưa và cái lạnh của gió qua cầu sông Hàn.

Thêm nữa, bạn cũng có lựa chọn đó làm Grab hay Uber, rất tiếc là hiện nay chưa có Grabike hay Uber Moto ở Đà Nẵng, vì vậy mà các bạn chỉ có thể lựa chọn là Taxi Grab hay Uber ở Đà Nẵng mà thôi. Mình nghỉ đây là cách tốt nhất và rẻ nhất mà bạn có thể ghé cầu sông Hàn một cách nhẹ nhàng.

Mẹo nhỏ cho du khách khi muốn ghé cầu sông Hàn

Mẹo nhỏ cho bạn, nếu bạn là người thích đi bộ và tiết kiệm thì bạn nên chọn cho mình chiếc Grab hay Uber, nói tài xế đi chậm để chiêm ngưỡng đường Nguyễn Văn Linh, sau đó đáp xuống chân cầu Rồng trước, ở đây bạn có thể tiện chiêm ngưỡng cầu rồng và đi bộ đến cầu sông Hàn với khoảng cách chừng 1,5 Km và có thể chiêm ngưỡng luôn quan cảnh hai bên cầu, hóng được cái gió nhẹ của sông Hàn luôn.

Theo: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *