Địa điểm 3: Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam.
Đèo Hải Vân Đà nẵng – thiên hạ đệ nhất Hùng Quan, là một trong những đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam, Hải Vân luôn mang một sức quyến rũ và cuốn hút riêng, nhất là với những ai đam mê khám phá và trải nghiệm. Nếu có dịp đến với thành phố Đà Nẵng, du khách nhất định đừng quên du lịch Đèo Hải Vân Đà Nẵng – Thiên hạ đệ nhất hùng quan để chinh phục một danh thắng thiên nhiên kỳ vĩ nổi tiếng, để thưởng ngoạn cảnh sắc núi non, biển trời, mây trắng và để thử qua những qua các cung bậc cảm xúc khó quên nhất.

Hải Vân là một trong những con đường đèo nổi tiếng nhất Việt Nam về cảnh đẹp lẫn sự hiểm trở của nó. Không chỉ thế, đèo Hải Vân còn vang danh khắp thế giới khi lọt vào “Top 10 cung đường có phong cảnh đẹp nhất thế giới” do Tạp chí Guardian (Anh) bình chọn.
Đèo Hải Vân có chiều dài khoảng 20km, cao gần 500m so với mực nước biển, thuộc một phần dãy Trường Sơn đoạn chạy sát biển. Đèo nằm ở vị trí ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn gốc ra đời cái tên Hải Vân có lẽ là vì khi đứng từ đỉnh đèo có thể chiêm ngưỡng cả vùng biển lớn mênh mông cùng các tầng mây trắng lơ lửng.

Lịch sử đèo Hải Vân

Trở về với lịch sử đèo Hải Vân, có lẽ nên bắt đầu từ thời đại nhà Trần. Vào thế kỷ XIV, đèo Hải Vân được xem là ranh giới giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành. Đến thời nhà Hồ, để cầu hòa, Chiêm Thành đã cắt đất vùng Chiêm Động cùng Cổ Lũy (trong đó có đèo Hải Vân) cho Đại Ngu. Từ đó đèo Hải Vân chính thức thuộc về lãnh thổ của nước ta. Thời vua Minh Mạng, nhà vua đã ban lệnh xây dựng các đường bậc đá tại đèo Hải Vân để tiện việc đi lại, đồng thời dựng thêm cửa ải bảo vệ đèo.

Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm “Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo”, tức và làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Danh hiệu này tương truyền do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn, 1470).

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép rõ:
“Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan (ngạch trước viết ba chữ “Hải Vân quan” (雲海關), ngạch sau viết 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (天下第一雄關). Cửa trước cao và dài đều 15 thước (khoảng 6 mét), ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, ống phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng). Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quảng hạt Quảng Nam”.
Năm 1876 trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì nhà địa lý học Jules-Léon Dutreuil de Rhins khi đi đường bộ từ Đà Nẵng ra Huế có ghi nhận rằng cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885 sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884) thì số lính chỉ còn khoảng 5 người và sang đầu thế kỷ 20 khi Henri Coserat của Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué) lên đèo quan sát thì cửa ải đã bị bỏ ngỏ, không còn ai canh gác.
Cửa ải Hải Vân còn chứng kiến cuộc ngự du của vua Thành Thái vào mùa hè năm 1896. Xa giá của vua đi đường thủy vào đến Lăng Cô, nghỉ qua đêm rồi hôm sau đăng sơn. Vua cưỡi ngựa; tháp tùng là giới chức Pháp gồm có Toàn quyền Rousseau và Khâm sứ Brière lên tận cửa ải để ngắm cảnh quan.
Đáng tiếc là di tích này đang bị xuống cấp trầm trọng.[8]Ngoài ra, nơi đỉnh Hải Vân hiện vẫn còn một vài lô cốt (tàn tích của Đồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Sau, đồn bót ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.
Năm 2017, cửa ải Hải Vân (Hải Vân Quan) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia. Do Hải Vân Quan nằm trên địa bàn thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng cùng chịu trách nhiệm quản lý di tích này.

Những trải nghiệm tuyệt vời khi chinh phục “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Trải qua nhiều cung bậc cảm xúc
Nhiều du khách từng chinh phục đèo Hải Vân nói rằng điểm khiến họ thích nhất khi đến đây chính là cảm xúc trong suốt quá trình chinh phục đường đèo mang lại. Hải Vân đẹp nhưng Hải Vân cũng vô cùng hiểm trở. Hải Vân như cô gái quyến rũ, yêu kiều, song lại vô cùng đỏng đảnh và có phần kiêu căng. Tuy nhiên, chính sự hiểm trở, sự “kiêu căng” của đèo Hải Vân lại tạo nên sự hấp dẫn lớn với bước chân người khám phá.
Chinh phục đèo Hải Vân sẽ đưa du khách trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và đôi khi còn có phần lạ lẫm. Đó là cảm giác nôn nao lẫn hào hứng từ khi bắt đầu đoạn đường đầu tiên lên đèo. Đó là cảm giác vô cùng thích thú nhưng lại hồi hộp và lo sợ khi được lượn mình theo những khúc cua nguy hiểm hình chữ Z với độ dốc lên đến 11o. Và đó là cảm giác choáng ngợp, vui sướng và “lâng lâng” khi được hòa mình vào thiên nhiên rừng núi, biển trời Hải Vân, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt vời nhất.
Vào những ngày đẹp và quang đãng, từ đèo Hải Vân, du khách có thể ngắm một phần thành phố Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, Bán đảo Sơn Trà, Biển Lăng Cô… Và đặc biệt là nhìn thấy Rạn Nam Ô yên bình ở tít xa. Rạn Nam Ô cũng là một điểm du lịch mới nổi của Đà Nẵng với bãi biển yên ả, thơ mộng. Để biết thêm chi tiết về du lịch Rạn Nam Ô, du khách có thể tham khảo bài viết “Khám phá Rạn Nam Ô – Một điểm đến du lịch mới của Đà Nẵng”.
Ngoài ra tại đỉnh đèo Hải Vân cũng còn một số vết tích lô cốt quân sự xây dựng vào thời Pháp và Mỹ. Du lịch đèo Hải Vân, du khách có thể tham quan những di tích này. Và đặc biệt, chụp ảnh và ngắm cảnh tại đây rất đẹp.
Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, và địa hình của đường đèo vẫn còn một số hiểm trở, song nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn.
Một địa danh đi vào thơ ca, “làm quà” cho những người yêu thích sự khám phá, tìm về cội nguồn lịch sử qua hàng trăm năm nay. Hướng ra Bắc, thấy vịnh Lăng Cô êm đềm với bờ cát mịn dài ôm lấy biển vỗ về. Về phía Nam, thành phố Đà Nẵng là đô thị ven biển với nhiều công trình, kiến trúc cao tầng, hiện đại, nhìn được bán đảo Sơn Trà xanh mượt được tô điểm bởi những kiến trúc bao quanh dưới chân núi. Phía xa là Cù Lao Chàm nổi tiếng là cù lao thân thiện với môi trường. Lưng đèo ở phía Tây là dải Bạch Mã vững chãi của Trường Sơn…
Hãy đến với Đà Nẵng và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp huyền bí và đầy tính thử thách như đèo Hải Vân mọi người nhé!

Theo: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *