Top 10 món ăn hay được dọn tết

Tết năm nào cũng vậy, như truyền thống của người Việt thì người ta luôn chuẩn bị những món ăn để dọn khi khách đến nhà. Những món này qua nhiều năm vẫn chẳng thay đổi nhiều. Đặc Sản Làm Quà xin chia sẽ các món ăn thường được dọn tết như sau:dia-don-tet

  1. Hạt dưa: Hạt dưa là một món ăn nhâm nhi trong ngày Tết của người Việt Nam, đây là món chủ nhà đãi khách trong dịp Tết. Nguyên liệu chính của món hạt dưa đơn giản là chỉ từ những hạt của các loại dưa nhưng chủ yếu là dưa hấu. Hạt dưa hấu được tách ra và nướng lên làm phần bên trong hạt chín. Khi thưởng thức, người ra sẽ dùng răng (thường là răng cửa) cắn mạnh vào đầu hạt dưa và tách làm đôi hạt dưa để ăn phần lõi màu vàng bên trong gọi là chíp hạt dưa hay cúp hạt dưa. Thực khách vừa nhâm nhi hạt dưa vừa uống trà, trò chuyện giúp không khí Tết thêm sinh động.Nhân hạt dưa có vị béo, thơm khá đặc trưng. Ngoài hạt dưa hấu là chủ yếu còn có hạt bí, hạt hướng dương. Hạt đưa thường được tẩm màu đỏ hay màu đen bên ngoài, màu đỏ của hạt dưa tượng trưng cho sự may mắn. Màu hồng đỏ của hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm thường đem lại sắc hồng tươi thắm cho đôi môi. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Không chỉ lễ Tết, ngày nào trong năm cũng có hạt dưa đỏ để ăn. Vào quán trà chén ven đường phố cũng có món hạt dưa, vào các nhà hàng cũng có món hạt dưa. Sinh nhật, cưới hỏi, người ta vẫn cúp hạt dưa.

    hat-dua

  2. Mứt dừa: Mứt dừa là một loại mứt được làm từ cơm dừa (cùi dừa), bao gồm cơm dừa được cắt mỏng thành sợi và đường cát trắng, khi muốn trang trí cho đẹp người làm có thể trộn thêm màu thực phẩm vào. Mứt dừa cũng được xem là một sản phẩm từ dừa.mua-dua-dac-san
  3. Mứt gừng: Mứt gừng là một loại mứt được làm từ gừng bánh tẻ bao gồm gừng và bao ngoài một ít đường, vị hơi cay và ngọt. Mứt gừng có màu vàng chanh, vị ít cay. Mứt gừng là một loại mứt không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, khi tiết trời vẫn còn lạnh giá. Gừng là một thực phẩm hàng đầu; Vị cay thơm của gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể, chữa được nhiều chứng bệnh mùa đông. Mứt gừng có 2 loại, gừng khô (miếng) và gừng dẻo (sợi).mut-gung
  4. Bánh ít: Bánh ít là một loại bánh mặn phổ biến ở Việt Nam, được làm từ bột nếp và bột đậu xanh với phương pháp hấp cách thủy, nhân bánh ít được xào chín trước khi gói cẩn thận bằng lá gai hoặc lá chuối tơ và có thể có hình dáng khác nhau như hình tam giác và hình vuông ở miền Bắc, hình trụ dài ở miền Trung, bánh ít hình tháp gói với lá chuối tươi ở miền Nam hay nhân có thể là nhân mặn hoặc nhân ngọt. Bánh ít được sử dụng phổ biến để đồ cúng trong những ngày Tết hay làm quà quê.banh-it
  5. Bánh chưng: Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng đây là dạng nguyên thủy của bánh chưng.Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.

    Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.banh-chung

  6. Bánh tét: Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số[1] ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.banh-tet
  7. Bánh tổ: Bánh tổ là một loại bánh có xuất xứ từ Quảng Nam, đây là một ăn đặc sản, có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp tết của người dân xứ Quảng. Nhiều địa phương ở Quảng Nam đều làm bánh này.Nguồn gốc bán có nhiều giả thuyết. Có người cho rằng, ban đầu chiếc bánh có tên gọi là “lùng kú” do những người Hoa gốc Minh Hương tạo ra, cũng có giả thuyết cho rằng thời Quang Trung cũng đã làm loại bánh này để mang theo khi hành quân xa. Giả thuyết khác thì nói món bánh này có nguồn gốc từ miền Bắc Việt Nam (Hải Phòng có loại bánh Uôi, được làm từ những nguyên liệu và hình thức tương tự bánh tổ, người ta cho là do tổ mẫu Âu Cơ truyền dạy)…

    Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho “văn hóa ẩm thực” và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.banh-to

  8. Bánh giò: Là một loại bánh được làm bằng bột gạo tẻ, bột năng hòa với nước xương hầm, nhân làm từ thịt nạc vai có kèm mộc nhĩ, hành tím khô, hành tây, hạt tiêu, nước mắm, muối, (ở Miền Nam nhân bánh còn có thêm trứng cút) Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, bánh được gói bằng lá chuối và hấp bằng chõ từ 30 đến 40 phút.banh-gio
  9. Hạt hướng dương: Là món ăn vặt lý tưởng của phụ nữ, hạt hướng dương không chỉ để nhấm nháp vui miệng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong hạt hướng dương chứa nhiều chất béo, chất khoáng, vitamin E, giúp hạ cholesterol, làm đẹp da, tóc, ngăn ngừa lão hóa.hat-huong-duong
  10. Các loại kẹo: Những loại bánh kẹo tết vô cùng thơm ngon đặc biệt ít được dùng cho ngày thường mà chỉ dành cho những ngày tết.banh-keo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *