Các món ăn đặc sản Đà Nẵng không thể bỏ qua

Đặc sản Đà Nẵng đã vốn nổi tiếng với rất nhiều món ngon, nếu bạn là du khách thì bạn sẽ có những câu hỏi như: đặc sản Đà Nẵng ăn ở đâu? ĐSLQ xin đưa ra một số đặc sản Đà Nẵng và địa chỉ để quí khách dễ dàng tìm và thưởng thức những món ngon tại đây. Trước khi giới thiệu các quán ăn, mình xin giới thiệu các món ăn đặc sản Đà Nẵng, đồ ăn đặc sản Đà Nẵng:

Món ăn đặc sản Đà Nẵng

Mỳ quảng Phú Chiêm – hương vị quê nhà Quảng Nam (5)
Mỳ Quảng tại Đà Nẵng

Mì Quảng

Bình dị mà tinh túy, đậm đà mà khó quên. Đó là lí do tại sao Mì quảng – một đặc sản của dải đất miền trung mặn mà nắng gió lại làm say lòng thực khách đến như vậy. Trong số đó, mì quảng gà ta là món ăn lạ miệng được rất nhiều người yêu thích. ĐSLQ xin chia sẽ top những lí do không thể từ chối Mì Quảng:

1. Nguyên liệu gần gũi: Như tính cách của con người xứ Quảng, nguyên liệu món ăn vô cùng dễ kiếm, chính là gà ta. Thịt gà chắc, thơm, ngọt thịt được tẩm ướp vừa ăn vô cùng hấp dẫn. Thêm chút bánh tráng giòn rụm, chút đậu phộng làm duyên trên mặt kèm dĩa rau sống xanh mơn mởn như vừa mới hái sau vườn nhà thì thật quá đỗi bình dị, thân quen.

2. Mãn nhãn màu sắc: Một tô mì quảng được trình bày không có chi cầu kỳ, hoa mỹ nhưng vẫn toát lên sự hấp dẫn bằng những màu sắc chân thực đến không ngờ.

3. Hương vị tròn đầy: Mì quảng gà ta không hẳn là mì nước nhưng cũng không phải là mì khô. Nước dùng chỉ xâm xấp mặt, đủ nhuốm màu đậm đà cho từng sợi mì, từng thớ thịt. Để thưởng thức mì quảng, thực khách bẻ vụn bánh tráng, chan thêm chút nước mắm ớt cho vừa ăn và trộn tất cả lại với nhau. Đoạn này mới là lúc để lại nhiều dư vị khó quên. Gắp sợi mì lên, hương vị đậm đà, thơm ngậy, ăn kèm với rau sống giòn giòn, thanh thanh, nhai thật kỹ để cảm nhận từng sợi mì quảng tươi, mềm và hơi dai quyện với thịt gà ta thành một hương vị hài hòa, no nê.

Bê thui Cầu Mống

Một trong những đặc sản ẩm thực Đà Nẵng, được xếp ngang hàng với mì Quảng đã thành danh thì “bê thui Cầu Mống” là món ăn không thể không kể đến trên chặng đường ẩm thực của du khách.
“ Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Vùng đất này là một ngôi làng nhỏ nằm trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam-Đà Nẵng ngày xưa). Tại đây có rất nhiều hàng quán phục vụ món bê thui chất lượng, hương vị đậm đà bản sắc xứ Quảng mà không nơi nào sánh được. Và tôi xin cam đoan rằng, bê thui Cầu Mống thì chỉ có ăn ở Cầu Mống là mới là thứ thiệt, số dách.

Theo một lão làng trong nghề thui bê cầu Mống, thì con bê để thui được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão, tầm khoảng 30-35 kg. Sau khi cắt tiết bê, lấy lòng ra khỏi bê thì dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân nó. Cuối cùng gác bê ngang qua ngọn lửa than đang đỏ để thui bê. Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Chính điều đó tạo nên hương vi ẩm thực bản sắc địa phương. Trước hết, dù được thui bằng rơm rạ hay than củi đi nữa, nhưng miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Không đạt được một trong các yếu tố trên thì không phải là loại bê thui ngon.

Nếu có dịp ngang qua Cầu Mống du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trên con đường quốc lộ, hàng quán bê thui với nhiều đùi bê treo lúc lắc trước hiên rắt bắt mắt, không cầm lòng phải tò mò ghé lại. Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạc thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ hai tầng thịt chín, tái trông rất hấp dẫn.

Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.

Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế đặc trưng của vùng đất Hội An, rau tía tô thơm ngát, xà lách, cải non kết hợp với khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đậm đà mà da diết.

Bún chả cá Đà Nẵng

Là món ăn đặc trưng của miền Trung nhưng hình như không nơi đâu bún chả cá ngon bằng ở Đà Nẵng.

Một lí do quan trọng để bún chả cá phổ biến ở miền trung là vì nơi đây giáp biển, quanh năm luôn có những loại cá ngon để làm chả như: cá thu, cá thác lác, cá chuồn, cá mối, cá nhồng…

Nói đến bún chả cá Đà Nẵng thì phần đặc trưng đầu tiên phải nói là chả cá. Để có được một tô bún chả ngon, như ý cần phải biết chọn loại cá ngon, cá tươi sau đó mang về rửa sạch, bào lấy thịt cá, cho vào cối quếch nhuyễn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu…theo một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào bí quyết của người làm chả và quếch cho đến khi nào thịt cá dẻo và tỏa mùi thơm. Sau khi được tạc thành từng miếng lớn, chả có thể đem đi hấp hơi để tạo thành loại “chả hấp” hoặc đem chiên vàng trong dầu nóng, mà người Đà Nẵng gọi là “chả chiên”.

Tiếp đến là nước súp chan vào tô bún, là loại nước được hầm từ xương cá, có thể thêm xương heo hoặc xương bò. Đặc biệt nồi nước súp này luôn luôn có thêm những loại rau củ như cà chua, thơm, su bắp, bí đỏ và măng tươi để tăng thêm vị thanh ngọt và đậm đà cho món bún chả cá.

Bún ở Đà Nẵng được chế biến từ bột gạo, sợi bún nhỏ, có màu trắng đục và mềm mại vì không pha thêm bột sắn vào.

Mặc khác ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá là chủ đạo của tô bún thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm cá. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa cá trong năm tại Đà Nẵng.

Lấy tên món ăn làm thương hiệu, quán “bún chả cá” đã được rất nhiều khách địa phương tại Đà Nẵng cũng như các du khách trong và ngoài nước thường xuyên lui tới để thưởng thức loại bún đặc biệt này.

Bún chả cá được gọi là ngon trước hết khi ta ăn vào không có mùi tanh của cá, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước dùng khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…

Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.

Tô bún chả cá bốc khói nghi ngút, được điểm xuyến vài cộng ngò rí xanh rờn trên mặt nước màu đỏ trông rất duyên dáng. Xen lẫn đó là những lát chả cá chiên hoặc hấp cắt theo hình con thoi bắt mắt. Nếu bạn cảm thấy nhạc miệng có thể cho vào một ít mắm ruốt sẽ tạo nên mùi vị đậm đà và đặc trưng. Đặc biệt không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giả và hành hương ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng.

Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng

Món bánh tráng cuốn thịt heo đang được người dân Đà Nẵng ngày càng ưa chuộng bởi sự hòa trộn tuyệt vời giữa vị, sắc, hương

Món ăn này không đòi hỏi chế biến một cách cầu kì, thoạt nhìn bạn hãy khoan vội đánh giá về sự đơn giản của nó. Bởi nó chú trọng đến cách lựa chọn các loại thực phẩm sao cho tươi sống, đảm bảo được hương vị đậm đà của nguyên liệu.

Chỉ cần nghe tên món ăn, bạn có thể đoán ra ngay bí quyết của món bánh tráng cuốn thịt heo nằm ở đĩa thịt. Để chọn được loại thịt ngon nhất, người ta chỉ chọn heo nặng từ 50-70kg, và lấy phần mông hoặc vai của con heo, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt sắc đậm của thịt.

Tiếp đến rau là nguyên liệu bắt buộc đối với món ăn này, bánh tráng cuốn thịt heo mà không ăn với rau thì thật là vô vị. Những loại rau ở đây đều là nhứng loại rau thông dụng, rất dễ tìm. Nhưng để đảm bảo ra được tươi xanh, không héo úa thì đòi hỏi người đầu bếp phải thật khéo léo trong khâu chọn lựa. Với từng cuốn bánh tráng thịt he, chắc hẳn thực khách sẽ khong bao giờ quên được vị ngọt đậm của thịt heo kết hợp với vị tươi mát của xà lách, vị cay nồng của húng, quế và vị chua chua chát chát của chuối trái và khế.

Và cuối cùng, mắm nêm loại nước chấm không thể thay thế đối với món này, nếu bạn dùng bánh tráng cuốn thịt heo với một loại nước chấm nào khác sẽ làm mất đi hương vị đậm đà của cá biển, vị cay nồng của tỏi ớt. Đó là điều làm ai ai cũng phải xuýt xoa khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo.

Tay cầm chiếc bánh tráng, nhẹ nhàng xếp gọn miếng thịt heo lên trên những loại rau được cuộn tròn, chấm vào chén mắm nêm, để rồi khi cắn vào chiếc bánh, cái dai dai của bánh tráng lề, vị mềm mại của miếng mì ướt thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng của mắm sẽ giúp bạn nhận ra rằng dù trong thời đại nào, ẩm thực vẫn là nét văn hóa độc tôn của vùng miền. Nếu thưởng thức món ăn này qua lời tả của tôi chắc rằng bạn vẫn chưa cảm nhận được hết hương vị của nó. Vì vậy, hãy đánh dấu món ăn này vào sổ tay du lịch để dành cho những cuộc hành trình của mình nhé!

Bánh xèo Đà Nẵng

Những ai đã từng đến thăm Đà Nẵng ắt hẳn không dưới một lần thưởng thức món bánh xèo nổi tiếng nơi đây.

Tôi vẫn thích bánh xèo ở ngay Đà Nẵng bởi nó không nhỏ tới mức “làm điệu” như bánh khoái, nhưng không bự chác như ở Sài Gòn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Tôm thì tôm đồng, tôm sông còn nhảy tanh tách. Thịt thì thịt ba chỉ tươi roi rói nửa nạc nửa mỡ. Rau sống thì ngoài những lọa rau phổ thông như , xà lách, húng quế còn nhất thiết phải có đủ chuối chát, rau cải con… Nước tương được pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Thêm xấp bánh tráng mỏng hoặc có thể những lá cải cay to hơn bàn tay có thể thay thế bánh tráng dùng để cuốn bánh xèo…

Cứ lâu lâu không ăn bánh xèo, cứ mưa dầm gió rét, trời trở se lạnh thì người Đà Nẵng lại bất chợt nhớ bánh xèo. Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Mọi người trong gia đình xum tụ quanh bếp lò cùng nhau “ xèo, xèo, xèo” vừa ấm cúng lại vừa thi vị. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?

Tiêu chuẩn ăn Bánh xèo ngon là nhờ nước tương, bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu 1 trong các yếu tố trên thì chưa phải là 1 đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Quán ăn đặc sản Đà Nẵng

1. Bánh tráng cuốn thịt heo Trần: Nằm sát bên hông siêu thị Đà Nẵng.quán Mậu, Khuê Trung.
2. Hải sản tươi ngon ghé quán “Bà Thôi” trên đường Lê Đình Dương.
3. Một đặc sản Đà Nẵng nữa đó chính là bún mắm “Bà Thuyên” trên đường Lê Duẫn, đối diện chi nhánh Mobifone,và Nguyễn Thị Minh Khai, đối diện sở công an, gần đối diện đường Ba Đình ( cái này ăn buổi sáng thôi)
4. Mì quãng số 1 Hải Phòng.
5. Bánh canh thì cứ đi dọc đường Nguyễn Chí Thanh, và quán Bánh Canh, bún, bột lọc vỉa hè (nằm giữa bệnh Viện C và sân vận động Chi Lăng)
6. Mì cá lóc đường Ba Đình
7. Bánh nậm lọc Hoàng Văn Thụ
8. Cháo vịt ghé cuối đường Phan Chu Trinh
9. Cao lầu + Cơm gà Hội An thì nằm trên đường Lê Đình Dương đối diện quán Trúc Lâm Viên
10. Bánh xèo bà Dưỡng Hoàng Diệu, đi qua nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương, ngó bên phải, đi chút là có cái bảng ngoài đường.
11. Bánh tráng tương, báng tráng đập Phan Chu Trinh, đi qua Lê Đình Dương một đoạn, ngó bên phải, chỗ nào vừa bán đồ ăn vừa có tiệm rửa xe ôtô .
12. Chè Hương cũng trên đường PCT này, thêm đoạn nữa có nước dừa,. Chè Xuân Trang, chè xoa xoa đường Trần Bình Trọng.
13. Ngoài ra còn một quán tập hợp tất cả các món ngon Đà Nẵng : K 71/5 Lê Lợi
14. Tré “Bà Đệ” trên đường Hải Phòng
15. Bánh Tôm Hồ Tây – đường Núi Thành
16. Quán hamburger, chè xa vẵn cũng ngon đối diện trường PCT trên đường Lê Lợi,còn mấy quán bánh tráng trên đường Lý Thái Tô, Lê Đình Dương, Huỳnh Thúc Kháng nữa…, còn có mấy
17. Quán nem lụi, bún thịt nướng …dưới đường Yên Bái.
18. Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh , đường Lê hồng Phong. Bún chả cá Lê Đình Dương
19. Đà Nẵng còn có nhiều quán nhậu nằm trên đường đi từ Suối đá, Sơn Trà , núi Ngũ Hành Sơn, Bãi bụt, Suối Tiên, Suối Mơ về thành phố, quán nhậu Tư Hề làm khá ngon thì phải. Quán nhậu ở ĐN đúng là nhiều vô kể! Ai đến ĐN thì nhớ đến quán nhậu Biển Xanh trên đường Nguyễn Tất Thành, có món “gà lên mâm” ngon tuyệt. Quán thoáng mát, lại nhìn ra biển, không còn gì bằng!
20. Quán bún mắm tai nem: đi vào đường Trần Kế Xương, rẽ vào cái hẻm lớn nhất, ngon cực kỳ…
21. Quán bún riêu trên đường Yên Bái nữa…
22. Xôi gà, bún gà xin mời ghé Lê Hồng Phong, sát bên sân Tennis. Xôi gà,bún gà gần trường Trần Văn Ơn,chỗ ngã năm quẹo vào,xôi mềm dẻo,co chén canh nóng nữa,sữa đậu nành tự nấu,thơm phức,bún gà thì cay khỏi phải nói,tại đây là quán người Huế nấu,chỉ mở buổi sáng thôi.
23. Bánh ướt ở chợ nào cũng có, ngon tuyệt
24. Bún riêu Lê Đình Dương buổi sáng ,
25. Bún thịt nướng,nem lụi cũng ngay trên đường Hoàng Diệu,bún thịt nướng ở ĐN ăn nước tương khác với Sài Gòn,không phải nước mắm.
26. Bún nạm,giò,gân thì trên đường Hoàng Diệu,cạnh nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương,mở từ 5h,đến khoảng 7,8h là hết sạch rồi,mà nhiều quán ngon lắm..
27. Quán bán súp cua ngon tuyệt trên đường Phan Châu Trinh,có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
28. Ăn cháo ở ĐN cũng ngon,có mấy quán cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn,nấu với hạt sen cũng ngon luôn.
29. Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng, bán buổi sáng thôi . Cạnh quán này buổi chiều có bán bánh canh, ăn cũng được. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm, thấy mọi người ăn đông, bún mắm chợ Hòa Khánh vẫn là ngon nhất, sợi bún làm bằng tay chứ ko phải bằng máy như mấy chỗ khác, vừa rẻ vừa ngon.
30. Cafe sinh viên đường Bach Dang, gan Khach san Bach Dang …. Cafe Long gần Ngã Tư Quang Trung-Phan Chu Trinh. Cafe Nhac Hoa Tau : quan Ngoc Anh tren duong Tran Phu gan nga tu Quang Trung-Tran Phu.
31. Bún mắm và bún thịt nướng thì ăn ở gần Siêu thị Bài thơ,sau lưng Khu Ẩm Thực,ngon và rẻ.
32. Cơm gà thì ăn ở Hải Phòng ngon hơn,gần trường Phan Châu Trinh đó.
33. Đặc sản bê thui: trên đường Hải Phòng, gần tiệm mỳ quảng 1A
34. Óc hút, mít trộn: Đường Lê Duẩn 1 loạt quán, gần chè Xuân Trang, gần cầu quay sông Hàn.
35. Bánh tráng tương, đồ ăn vặt: đường Huỳnh Thúc Kháng, có thể vừa hát karaoke ở quán Thùy Trang vừa nhâm nhi bánh tráng tương, cóc, ổi, xoài dầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *